Máy đo huyết áp là thiết bị chuyên dụng của y tế, có thể giúp người dùng nắm bắt được phần nào sức khỏe của bản thân. Thiết bị này cũng có thể được sử dụng tại nhà nếu như biết cách. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị, cách sử dụng cũng như là mua máy để đo huyết áp ở đâu tốt nhất.
Máy đo huyết áp là gì? Có mấy loại máy đo huyết áp?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, cũng như là phân biệt các loại máy dùng để đo huyết áp khác nhau.
Máy đo huyết áp là gì?
Máy đo huyết áp vốn là thiết bị điện tử chuyên dụng của y tế. Thiết bị này sẽ dùng để huyết áp của con người tại một thời điểm nhất định nào đó. Máy đo sẽ có một màn hinh hiển thị, vòng bít, van xả cùng với đó là một vài phụ kiện dựa theo từng loại máy đo khác nhau.
Dựa vào thiết bị đo huyết áp mà chúng ta có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe, cụ thể hơn là huyết áp của bản thân. Từ những kết quả thu được sau khi đo huyết áp, chúng ta sẽ điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống để có thể phòng tránh hoặc đảm bảo sức khỏe bản thân sao cho tốt nhất.
Máy đo huyết áp có bao nhiêu loại?
Hiện nay trên thị trường thì máy đo huyết áp được chia ra làm 4 loại khác nhau. Mỗi thiết bị đo huyết áp này đều có ưu điểm và nhược điểm phù hợp với nhu cầu sử dụng của các trường hợp tương ứng.
Trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp khác nhau.
- Máy đo thủy ngân: là thiết bị hoạt động dựa vào cơ chế của trọng lực. Chất lượng sản phẩm rất bền và sử dụng được dễ dàng. Thiết bị được đánh giá là có mức độ đo huyết áp chính xác cao, không hay gặp phải sự cố khi sử dụng.
- Máy đo tự động: được thiết kế dạng hộp và có đồng hồ đo LCD, có thể hiển thị nhiều thông tin và chỉ số. Các thông tin hiển thị rõ ràng và dễ hiểu giúp cho người dùng nắm bắt tốt được tình trạng sức khỏe.
- Máy đo điện tử: hoạt động bằng pin và đo huyết áp dựa theo cơ chế cảm ứng của điện. Thiết bị này cũng được thiết kế với nhiều dạng khác nhau như đo huyết áp ở cổ tay, bắp tay hoặc là dạng bán điện tử.
- Máy đo bằng cơ: là một trong số những loại máy huyết áp được sử dụng phổ biến bởi rất dễ dùng, giá thành sản phẩm thấp. Tuy nhiên thiết bị này yêu cầu phải biết cách sử dụng, cũng như là có chỉ số sai số nhất định.
Có nên tự ý đo huyết áp tại nhà, liệu có chính xác không
Máy đo huyết áp hoàn toàn có thể được sử dụng tại nhà, đây cũng là việc làm được khuyến khích nhằm đảo bảo sức khỏe của mỗi người được tốt hơn. Tuy nhiên thì có những thiết bị như là máy đo bằng cơ yêu cầu bạn phải biết cách dùng bởi thiết bị có thể đem lại kết quả có sai số. Để đảm bảo kết quả đo huyết áp chính xác nhất thì bạn nên tham khảo một số điều kiện khi thực hiện đo.
Cần chú ý những gì khi dùng máy để đo huyết áp?
Tư thế đo huyết áp
Các bạn nên thư giãn khoảng 10 phút trước khi thực hiện đo huyết áp. Trong khi dùng thiết bị thì tạo tư thế ngồi thoải mái, nhằm đem lại kết quả chính xác thì bạn cần phải đo lại nhiều lần (2-4 lần). Trước khi đo các bạn cũng không nên hoạt động mạnh, chạy nhảy hay vận động, không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá hoặc rượu bia.... Không nên đo huyết áp khi đang quá no hay quá đói.
Vị trí đo huyết áp
Nếu là thiết bị đo huyết áp điện tử thì các bạn có thể đo ở cổ tay, bắp tay.... thế nhưng với máy cơ thì các bạn nên đo ở bắp tay để có kết quả chính xác nhất. Thông thường thì nơi đo huyết áp nên đặt ngang bằng với cả tim, ví dụ bạn đo huyết áp ở bắp tay thì nên để tay ngang và gấp 45 độ. Việc này giúp cho kết quả bị sai lệch ít nhất.
Thiết bị đo huyết áp
Để việc đo huyết áp được chính xác nhất thì các bạn nên sử dụng đầy đủ những dụng cụ, phụ kiện của thiết bị. Khi chọn máy để đo các bạn cũng nên dùng máy có thể vận hành một cách đơn giản và nhanh chóng, không tạo ra tiếng ồn lớn để đảm bảo giúp người đo thoải mái. Các loại máy có độ cảm ứng cao cũng giúp kết quả không bị sai lệch quá nhiều.
Cách đọc các chỉ số trên máy đo huyết áp
Vậy thì khi đã đo huyết áp xong, cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp như thế nào để nắm bắt được tình trạng của người dùng? Các bạn hãy nhìn màn hình của máy đo và đọc các chỉ số:
- SYS: chỉ số huyết áp trên cùng (huyết áp của tâm thu).
- DIA: chỉ số huyết áp dưới cùng (huyết áp của tâm trương).
- Pulse: chỉ số của nhịp tim.
Kết quả huyết áp được hiển thị trên màn hình.
Với các chỉ số như này, các bạn có thể phần nào thấy được tình trạng sức khỏe của mình, cụ thể hơn là:
- Huyết áp cao: chỉ số tâm thu lớn nhất lớn hơn 140 và nhỏ nhất là lớn hơn 90.
- Huyết áp thấp: chỉ số tâm trương lớn nhất lớn hơn 90 và nhỏ nhất là lớn hơn 60.
- Huyết áp bình thường: chỉ số dao động trong khoảng 90/60 cho tới 140/90. Nếu là ở trẻ nhỏ thì chỉ số này sẽ cao hơn đôi chút.
Nên mua máy đo huyết áp điện tử hay máy cơ thì dễ sử dụng hơn
Máy đo huyết áp điện tử và máy cơ là 2 loại phổ biến, được sử dụng nhiều. Vậy thì nên sử dụng thiết bị nào trong 2 loại thiết bị đo huyết áp này? Chúng ta cùng so sánh ưu nhược điểm của cả 2 sản phẩm này.
Máy đo điện tử
Máy đo huyết áp điện tử có thiết kế nhỏ gọn, kết quả đem lại có mức độ chính xác rất cao, cách dùng cũng rất dễ. Các kết quả huyết áp hiển thị đầy đủ trên màn hình LCD, có thể được đo một cách tự động và lưu kết quả lại trong bộ nhớ. Sản phẩm đo huyết áp điện tử cũng có thể đo huyết áp tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Nhược điểm của thiết bị này là nếu như dính vào nước thì sẽ dễ hỏng, cũng như là với các tính năng hiện đại như vậy thì giá thành sản phẩm cũng sẽ cao hơn so với thiết bị đo huyết áp bằng cơ học.
Máy đo bằng cơ
Thiết bị đo huyết áp bằng cơ thì có giá thành rất rẻ, được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn. Tuy nhiên thì để sử dụng được thiết bị này bạn cần phải biết cách dùng và có người đo huyết áp hộ. Bạn cũng cần phải đo nhiều lần bởi kết quả có thể sẽ bị sai số. So với máy đo điện tử thì đo bằng cơ sẽ không đưa ra được cảnh báo bất thường của nhịp tim, người đo phải tự đánh giá.
Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã có được những thông tin cần thiết về máy đo huyết áp. Hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp để nắm bắt được tình trạng bệnh lý của bạn thân mình nhé. Chúc bạn mạnh khỏe.
Tham vấn bởi Bác Sỹ: BS. Nguyễn Thường Hanh