Tiểu đường là một căn bệnh thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi, béo phì. Trong quá trình điều trị bệnh, việc kiểm soát lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt điều này, máy đo đường huyết ra đời hỗ trợ người bệnh theo dõi trực tiếp lượng đường trong máu. Nhờ đó, việc phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề tăng hoặc hạ đường huyết dễ dàng hơn.
Thật đáng tiếc nếu như bạn đang gặp phải căn bệnh tiểu đường! Tuy nhiên, chúng ta vẫn có rất nhiều phương pháp để đẩy lùi nó! Chẳng hạn như cách ăn uống bổ dưỡng cùng việc tập luyện thể thao thường xuyên… Lời khuyên nhỏ: bạn nên sở hữu một chiếc máy đo đường huyết tại nhà để tự theo dõi tiến triển sức khỏe của mình và đưa ra các điều chỉnh sinh hoạt sao cho hợp lý. Sau đây là 1 số thông tin tổng quan về thiết bị y tế này.
Máy đo đường huyết là gì? Có mấy loại máy đo đường huyết?
Khái niệm máy đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc đo lượng đường huyết định kỳ là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh. Nhiều người cho rằng, việc đo đường huyết chỉ có thể thực hiện ở bệnh viện, cơ sở y tế thông qua các xét nghiệm. Nhưng thực tế, họ hoàn toàn có thể tự đo đường huyết tại nhà chỉ với một chiếc máy đo chỉ số đường huyết.
Máy đo đường huyết (máy thử đường huyết) có tên tiếng Anh là Blood Glucose Meter - là một thiết bị điện tử được sử dụng để kiểm tra mật độ đường huyết tại thời điểm đo. Sản phẩm sở hữu kiểu dáng gọn gàng, đơn giản, tiện cho người dùng cầm nắm và mang theo bên mình.
Một bộ máy đo chỉ số đường huyết sẽ có bút lấy máu, máy đo và que thử. Trong đó máy đó có các nút điều chỉnh và màn hình LCD hiển thị kết quả. Phía đầu que thử dính sẵn một lượng thuốc thử. Khi được bật nguồn khởi động, máy đo tạo ra phản ứng điện hóa giữa thuốc thử với thành phần đường trong máu.
Thông qua phần mềm phân tích, màn hình máy hiện ra nồng độ đường theo đơn vị g/l. Qua đó, bệnh nhân sẽ theo dõi được lượng đường huyết trong cơ thể thường xuyên và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh.
Có mấy loại máy đo đường huyết
Trên thị trường hiện đang cung cấp khá nhiều loại máy đo chỉ số đường huyết. Để phân loại máy, chúng ta có thể dựa vào 1 số tiêu chí như sau:
Phân loại theo bộ phận que thử
- Máy đo tiểu đường cài mã que thử dạng code: Đây là dòng sản phẩm cần người dùng thực hiện cài mã que thử mới sau mỗi lần sử dụng. Dụng cụ phù hợp cho các bệnh nhân trẻ tuổi, có thể tự sử dụng máy linh hoạt.
- Máy đo tiểu đường không cài que thử dạng code: Có lẽ vì được “sinh sau đẻ muộn” nên loại máy đo này được trang bị các bộ phận hiện đại hơn. Dụng cụ được thiết lập chức năng tự động cài đặt que thử. Vì thế bệnh nhân có thể sử dụng ngay mà không cần gắn thuốc thử. Chính vì ưu điểm này nên sản phẩm có giá thành “nhỉnh” hơn và phù hợp với các bệnh nhân lớn tuổi.
Trên thị trường có những loại máy đo đường huyết nào?
Phân loại dựa theo thông số đo
- Máy đo lượng đường thông thường: Sản phẩm chỉ có 1 chức năng cơ bản, phục vụ nhu cầu cá nhân, phù hợp với những người chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết.Và cả trẻ em bị tiểu đường cũng dùng được máy đo dường huyết tại nhà.
- Máy đo lượng đường và đo huyết áp: Thiết bị được kết hợp hai công dụng đo lường chỉ số đường huyết và mức huyết áp trong cơ thể.
- Máy đo lượng đường và đo mỡ máu: Khi sử dụng, sản phẩm cung cấp tính năng kiểm tra Glucose và Cholesterol.
- Máy đo lượng đường 3 in 1: Máy đo lần lượt cả ba yếu tố Glucose, Cholesterol, Acid Uric nhằm phát hiện bệnh đái tháo đường, bệnh mỡ máu và bệnh Gout.
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết
- Bước 1: Trước khi bước vào quá trình kiểm tra máu, bệnh nhân cần rửa tay thật sạch. Sau đó lau khô tay và lấy dụng cụ máy đo ra.
- Bước 2: Tiến hành vặn ngược đầu bút để lắp kim. Đối với một vài dòng máy đo lượng máu khác có thể giật mạnh phần đầu bút để mở.
- Bước 3: Đặt kim lấy máu vào ống bút, điều chỉnh kim chạm vào đáy dưới ống bút. Sau đó tháo bỏ bọc nhựa trên đầu kim còn lại. Chỉnh sửa độ sâu của kim tương ứng với bề mặt da và lắp đầu còn lại của bút vào như ban đầu.
- Bước 4: Dùng tay kéo nhẹ cò bút, khi nghe thấy dụng cụ phát ra tiếng “bíp” thì dừng lại.
- Bước 5: Bật thiết bị lên, cắm que thử vào để khởi động. Với 1 số dòng máy thì sẽ không cần bước cắm que thử.
- Bước 6: Tiến hành lấy máu bằng cách xoa nhẹ đầu ngón tay, dùng đầu bút bấm vào đó lấy máu thử.
- Bước 7: Đem giọt máu trên tay đặt vào khe thuốc thử để máy tự động lấy máu. Khi nghe thấy thiết bị tiếp tục phát ra tiếng “bíp” lần nữa nghĩa là quá trình lấy máu đã đầy.
- Bước 8: Bệnh nhân tiểu đường kiểm tra chỉ số thông qua màn hình hiển thị trên máy.
Dùng máy đo đường huyết có đau không? Câu trả lời chắc chắn dành cho bạn là “không”! Thông qua các bước thực hiện như trên, bạn có thể thấy cách lấy máu của máy đo vô cùng đơn giản. Vết kim châm lấy máu tạo cảm giác chỉ như kiến cắn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Máy đo đường huyết quan trọng cho người bị tiểu đường như thế nào?
Nhiều người có quan điểm rằng: chỉ bệnh nhân nặng mới cần áp dụng máy đo chỉ số đường huyết. Nhưng không, điều đó hoàn toàn sai lầm! Việc đo đường huyết định kỳ ngay từ giai đoạn đầu của bệnh là cần thiết. Vậy vì sao nên đo đường huyết thường xuyên?
Giúp giám sát chỉ số đường huyết định kỳ
Tiểu đường là căn bệnh khó trị, hiện nay chúng ta không thể chữa khỏi bệnh này trong vòng “một sớm một chiều”. Song song với việc sử dụng thuốc theo lời bác sĩ, người bệnh cần xây dựng kế hoạch trị bệnh thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thời gian dài.
Máy đo chỉ số đường huyết sẽ là công cụ đắc lực để thực hiện điều đó. Thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát sức khỏe bệnh nhân, góp phần hình thành những thay đổi linh hoạt trong chế độ ăn uống, rèn luyện hằng ngày.
Máy đo lượng đường huyết là công cụ giúp bác sĩ và bệnh nhân cập nhật chỉ số đường huyết nhanh chóng và kịp thời. Thiết bị có tác dụng “báo hiệu” nồng độ đường trong máu đang tăng cao hay hạ thấp, giúp việc kiểm soát quá trình bệnh tình và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng xuất hiện dễ dàng hơn.
Mức đường huyết bình thường bạn có thể tham khảo:
- Đường huyết ngẫu nhiên: <10 mmol/l.
- Đường huyết lúc đói: <7 mmol/dL.
- Đường huyết sau bữa ăn: <10 mmol/dL
Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để cải thiện tình trạng bệnh
Ngoài ra, tự kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà giúp bệnh nhân chủ động kiêng cữ thực phẩm hợp lý. Thúc đẩy người bệnh thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để có sức khỏe dồi dào. Việc hiểu rõ tình trạng bệnh cũng giúp bệnh nhân nâng cao kiến thức phòng bệnh.
Cách chữa bệnh khoa học này góp phần giúp bệnh nhân hình thành lối sống lành mạnh, suy nghĩ lạc quan hơn. Đây cũng chính là bài thuốc tốt nhất để bệnh nhân mau chóng khỏe mạnh. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh tiểu đường? Bạn có thể xây dựng chế độ sinh hoạt theo những gợi ý như sau:
- Hãy thường xuyên tập luyện thân thể với các bài tập chạy, nhạy, vận động nhẹ, tập yoga. Việc này có tác dụng điều tiết lượng đường (glucose) trong máu đến các bộ phận khác trên cơ thể và tạo ra năng lượng tốt.
- Hãy thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau củ quả tươi. Bổ sung ngũ cốc và hạn chế chất béo, thực phẩm chứa carbohydrate trong khẩu phần ăn của mình.
Thực tế, máy đo chỉ số đường huyết có thể trở thành “vị bác sĩ” của riêng bạn. Dù bạn đang ở đâu, làm gì? Khi cảm thấy cơ thể bỗng nhiên mệt mỏi, bạn đều có thể sử dụng thiết bị máy đo này ngay. Ngoài ra, không một phương thuốc quý nào có thể giúp bạn mau khỏi bệnh hơn việc tự chăm sóc bản thân mình. Nhờ có thiết bị này, bệnh nhân tiểu đường sẽ tự giám sát tốt tình trạng cơ thể. Cân bằng được thói quen vận động, duy trì trọng lượng hợp lý.
Cách chọn máy đo đường huyết hiệu quả ra sao?
Tác dụng tích cực của máy đo đường huyết đối với bệnh nhân là việc không thể bàn cãi. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được một máy đo phù hợp?
Quan tâm đến chất lượng sản phẩm
Chắc chắn điều đầu tiên bạn cần quan tâm là chất lượng sản phẩm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dòng sản phẩm này. Chính vì thế, đây là một sản phẩm có nhiều phương án lựa chọn cho người dùng. Nhưng làm sao để chọn được sản phẩm tốt?
Câu trả lời chính là hãy lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu. Hàng trôi nổi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bạn nên tránh. Những sản phẩm có tên tuổi có thương hiệu sẽ làm bạn yên tâm hơn. Những sản phẩm này đương nhiên đã trải qua sự đánh giá từ phía người tiêu dùng. Hãy tìm kiếm thông tin trước khi mua để sao mua được sản phẩm có nguồn gốc và thương hiệu. Bạn có thể mua nó ở các cửa hàng chính hãng hoặc các cửa hàng phân phối để tránh rủi ro sau này.
Lưu trữ thông tin tốt
Một điểm nữa chính là lựa chọn một máy có lưu trữ thông tin tốt. Vì sao lại thế? Bởi lẽ, không phải bạn chỉ đo một lần rồi thôi, mà sẽ đo thường xuyên và nên có sự so sánh giữa các thời điểm khác nhau để biết được bệnh tình của mình thuyên giảm hay có xu hướng nặng hơn.
Một máy đo có sự lưu trữ thông tin tốt là máy đo có khả năng lưu trữ lên đến 400 kết quả. Đồng thời cũng có thể chia các kết quả theo 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày… và có khả năng liên kết với máy tính hoặc sao chép kết quả qua cổng USB. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh được chế độ tập luyện và ăn uống sao cho phù hợp nhất.
Dễ dàng sử dụng
Với các bạn trẻ, việc sử dụng công nghệ đã trở nên thân thuộc và có khả năng tìm hiểu mày mò. Nhưng với người trung niên và cao tuổi, là đối tượng chính sử dụng máy đo đường huyết, thì việc sử dụng những sản phẩm này cần dễ sử dụng, dễ thao tác và dễ nhớ.
Việc lựa chọn những sản phẩm dễ sử dụng sẽ giúp cho người thân trong gia đình bạn có thể tự làm mà không cần sự trợ giúp nào cả. Điều này làm cho họ cảm thấy độc lập tự chủ hơn và không quá phụ thuộc vào người khác.
Giá cả phù hợp
Hãy quan tâm đến giá cả khi kinh tế của bạn chưa thực sự đạt đến mức “mua hàng không cần nhìn giá”. Tuy nhiên, một thông tin vui cho bạn là giá của sản phẩm này dao động từ 800 nghìn cho đến 1.300.000 nghìn, không quá đắt đỏ so với thu nhập hiện nay của rất nhiều người. Với giá này, bạn đã có thể mua được những sản phẩm có chất lượng rồi nhé.
Những điều cần biết khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Để máy đo đường huyết phát huy chức năng tốt nhất, các bạn nên lưu ý đến một số vấn đề trong quá trình sử dụng như sau:
- Nên tiến hành kiểm tra đường huyết vào lúc sáng sớm, khi bệnh nhân vừa mới ngủ dậy và chưa ăn gì. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng máy đo cho cơ thể trước khi đi ngủ, trước bữa ăn tối hoặc khoảng trong khoảng thời gian 2h sau khi ăn.
- Dụng cụ đo lượng đường trong máu hỗ trợ nhiều vị trí lấy máu thử khác nhau. Tuy nhiên, ngón trỏ tay là nơi tốt nhất để thực hiện thao tác này. Đây cũng chính là nơi cấp máu thử và cho kết quả xác thực nhất được bác sĩ khuyên dùng.
- Bảo quản thiết bị máy đo ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu dài gây hư hỏng thiết bị. Đặc biệt không nên rửa khe cắm que thử. Có thể dùng giấy khô lau chùi, vệ sinh máy khi có vết bẩn. Tránh đặt máy tại các vị trí có bức xạ điện từ làm ảnh hưởng sai lệch lên kết quả đo.
- Trong quá trình sử dụng sản phẩm tại nhà, bệnh nhân và gia đình nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết, que thử đường huyết. Tự tìm hiểu cách nhận định kết quả đo chính xác nhất.